728x90 AdSpace

Latest News
Được tạo bởi Blogger.
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Tổng hợp 35 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp (Phần 1)


Dưới đây là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách trả lời được gợi ý từ các chuyên gia tuyển dụng giàu kinh nghiệm giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn xin việc.



Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.

Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?

Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…

Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?

Đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.

Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?

Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.

Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.

Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?

Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.

Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.

Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?

Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.

Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?

Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?

Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại những câu nói đó.

Câu hỏi 11: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?

Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?

Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.

Hãy truy cập chuyên mục thong bao tuyen dung 2017 để tìm cho mình một công việc phu hợp nhé.

Quảng cáo 360 chúc các bạn thành công!

Nguồn : Quảng cáo 360
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Tổng hợp 35 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp (Phần 1) Rating: 5 Reviewed By: đức