728x90 AdSpace

Latest News
Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Cả gia đình sống 35 năm ở nghĩa địa tại TP.HCM


Cả gia đình người đàn bà này sống trong “không gian chết chóc” nào đó ở nghĩa địa suốt 35 năm với công việc của một người chuyên làm nghề chăm “mồ yên mả đẹp”.


Bà Nghĩa tận tụy chà rửa từng ngôi mộ

Mùa Xuân cuối ở Bình Hưng Hòa

2016 có thể là mùa Xuân cuối cùng giữa lòng nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Những người đàn bà gắn cả đời mình cùng mồ mả, lấy mùa Tết giữa nơi chết chóc làm kế mưu sinh vẫn chưa thể hình dung năm tới họ sẽ trôi dạt về đâu.

Người hững hờ chờ đợi, kẻ thấp thỏm ngóng tin... Tất cả vẫn đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh mộ cho những người đã khuất chuẩn bị đón Tết.


Những ngôi mộ đang được bốc dỡ

Đó là cách bà Trần Thị Nghĩa (SN 1962, ngụ ngay trong nhà quàng ở khu Tương tế Thanh Hóa, thuộc nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) ví von cho công việc thời vụ cuối năm của mình.

Cái nắng lúc 2 giờ chiều hầm hập trên bóng dáng bà lọt thỏm giữa nghĩa trang. Bà Nghĩa múc từng xô nước trong thùng phi ngoài đường mòn rồi khệ nệ vác lên vai, bưng vào từng ngôi mộ chuẩn bị cho việc lau rửa, vệ sinh.

Đã 7 năm kể từ ngày nơi đây nhận công bố quy hoạch di dời. Do công tác đền bù chưa hoàn tất nên nhiều người còn nấn ná để hài cốt người thân ở lại.


Bà Nghĩa khiêng từng xô nước vào tận mộ

Ngày trước, bà Nghĩa mua thiếu tất cả tất cả nguyên vật liệu như vôi vữa, sơn, cọ để trang trí cho mộ. Theo tin 24h gia đình và xã hội trước đó, bà đã phải làm vệ sinh cả tháng trời.

Tới ngày 25 Tết, nhận tiền công của chủ mộ xong thì trả lại cho chủ tiệm. Chi trả xong nợ nần, vẫn còn đủ sống.

Càng đến gần cuối giai đoạn đền bù, giải tỏa, những nấm mộ lởm chởm đất đá bị đập phá để bốc cốt xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Những người làm công như bà Nghĩa cũng chỉ chà rửa, vệ sinh cho sạch bụi đất, cây cỏ nên tiền thù lao cũng hao hụt đi nhiều.

Mà ngay cả những nấm mộ đang được làm vệ sinh, bà Nghĩa cũng không biết chắc người ta có bốc cốt trước Tết hay không.

Vì hầu hết chủ mộ giao việc trông coi rồi chăm sóc cho những người sống quanh nghĩa trang. Có khi cả năm chủ mộ mới qua đây thăm một lần.

Theo lời bà Nghĩa, công việc làm vệ sinh mộ bắt đầu từ tháng 10 âm lịch. Từ lúc này trở đi, chẳng có ngày nào rảnh tay. Những ngôi mộ mà bà nhận chăm sóc hầu hết là được gửi từ lâu nay.

“Người có điều kiện thì nhận hàng trăm mộ rồi thuê mướn nhân công về làm. Mình tự bỏ công mình ra để làm kiếm lời.
Đến ngày 25 tháng chạp thì Ban quản lý không cho bốc mộ nữa. Tới chừng đó, mộ đã vệ sinh xong mà người ta lại đòi di dời cũng đành chịu”,bà Nghĩa phân trần.

Một năm, trung bình bà Nghĩa nhận vệ sinh cho khoảng 100 mộ, mà hầu hết chủ mộ cũng nghèo như bà. Đó là chưa kể những nấm mồ vô chủ, bà bỏ công chăm sóc coi như làm phước đức để dành cho con cháu.


Cháu bà Nghĩa cũng lớn lên giữa khu mộ cùng với bà

“Tôi không biết chữ nhưng tôi nhớ từng người chủ, từng ngôi mộ, từng nét vẽ cũ mà ngày xưa đã chấm sơn tô lại tên tuổi người quá cố. Nghề này không giàu có gì nhưng cũng lây lất rau cháo qua ngày được”.

Không có điều kiện đóng giếng khoang giếng rồi kéo ống phun nước đến tận mộ, bà Nghĩa phải mua lại từng thùng phi nước giá 7000 đồng (rửa được 5 – 6 mộ). Mỗi ngày bà dùng hết 2 thùng nước như thế.

Tiền công thì tùy lòng hảo tâm của chủ. Chủ nào khá thì cho 150 – 200 ngàn. Có khi người ta nói năm nay làm ăn khó chỉ cho đôi ba chục.

Ở khu nghĩa trang rộng lớn này, có nhiều người cũng làm nghề chăm sóc mộ như bà Nghĩa. Mỗi người phân chia, tự nhận giữ một khu, không tranh giành.

“Riêng khu bên tôi chăm sóc thì không còn nạn ma túy. Ngày xưa chúng lộng hành lắm, giờ an ninh túc trực thường xuyên nên đã bớt đi rất nhiều. Chẳng còn “bác sĩ” nào dám vứt ống kim tiêm bỏ lại”, bà Nghĩa hãnh diện bổ sung thêm.

Không còn mộ, “chưa biết đời mình ra sao”

Tính thêm cái Tết này, bà Nghĩa đã sống trọn ở nghĩa trang này hơn 35 năm. Ngôi nhà mà cả 8 người trong gia đình bà đang trú ngụ trước kia vốn là một nhà quàng xác. Người quản lý thương tình nên cho gia đình bà tá túc.

Căn nhà trống hoác, có 7 cửa tất cả. Hiện bà chỉ mới che bạt được 2 bằng những tấm bạc nhựa đã rách nát. Tôn lợp mái thì mua thiếu trả dần, gạch men lót nhà thì nhặt nhạnh ở các ngôi mộ khác.

Cứ khom người nhổ cỏ, quét đất xong lại tạt nước chà rửa, kỳ cọ hết mộ này đến mộ khác, bà Nghĩa di chuyển liên hồi như thế giữa nghĩa trang.

Trời càng về chiều, nước trong mỗi thùng bà múc cũng vơi dần đi, bước chân cũng chậm lại, hơi thở dốc càng lúc càng nặng nhọc, các quảng nghỉ mệt càng nhiều thêm là lâu hơn.

Khi được hỏi về quyết định giải tỏa sắp đến thời hạn, bà Nghĩa trầm ngâm:"Người ta còn thương tình cho ở tới đâu thì hay tới đó. Mai này không còn mộ thì lại đi làm thợ hồ. Chưa biết tính sao...”

Ban ngày làm vệ sinh mồ mả xong, tối đến bà lại đi phụ bán cà phê kiếm thêm thu nhập.

“Bản thân tôi làm lụng cúc cắc cũng đủ ăn. Có người còn khổ hơn tôi gấp nhiều lần. Mấy đứa con tôi lớn lên giữa nghèo khó nhưng vẫn khao khát được đi học, mong đổi thay số phận”, bà chia sẻ.


Nghĩa trang nổi tiếng nói lời “tạm biệt”

Ông Lại Phú Cường, Phó Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Q. Bình Tân, TP.HCM cho biết: Việc bồi thường giải phóng mặt bằng ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa triển khai còn chậm vì có đặc thù khó khăn riêng không giống với các dự án đền bù giải tỏa khác.

Ở Bình Hưng Hòa, việc đền bù giải tỏa phải được tiến hành song song việc bốc mộ. Nhưng việc triển khai bốc mộ ở nghĩa trang có nhiều yếu tố phụ thuộc vấn đề tâm linh, các yếu tố khác về kinh phí triển khai. Việc này lại chỉ có thể triển khai tập trung 6 tháng mùa khô.

Khó khăn thứ hai là kinh phí của Thành phố hiện chưa huy động được đầy đủ. Nhiều khi kinh phí rót xuống lại không trúng vào thời điểm dự kiến để triển khai bốc mộ hàng loạt cũng là một khó khăn.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1, Ban giải phóng mặt bằng Q. Bình Tân sẽ bốc mộ tập trung khu vực 12ha (10 ha trên ở P. Bình Hưng Hòa, 2ha ở Bình Hưng Hòa A).

Đến tháng 11-2015, chỉ mới bốc được 2775 mộ chiếm 16,9%, còn lại 13.704 mộ. Bên cạnh đó, Ban Giải phóng mặt bằng cũng thường xuyên làm công tác tuyên truyền kêu gọi thực hiện việc kê khai bốc mộ.

Đồng thời vận động nhân dân đồng thuận cho Ban GPMB thuê đơn vị có chức năng thực hiện bốc mộ tập trung trước, sau đó sẽ tổ chức chi trả tiền bồi thường đúng đơn giá, định mức theo quy định khi được thành phố cấp kinh phí.

Dự kiến sẽ tổ chức bốc mộ tập trung đối với 13.704 mộ còn lại hoàn thành trước ngày 30-12-2017.
Nguồn: tintuc.vn

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Cả gia đình sống 35 năm ở nghĩa địa tại TP.HCM Rating: 5 Reviewed By: đức