728x90 AdSpace

Latest News
Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Nội bộ Trung Quốc chia phe phái về vấn đề Biển Đông


Theo tinh hinh bien dong moi nhat , với một quyết định chưa rõ ràng từ Tòa trọng tài quốc tế trước những tranh chấp trên Biển Đông thì căng thẳng trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Thậm chí cả Bắc Kinh cũng không chắc chắn điều mình muốn là gì.



Vấn đề Biển Đông vẫn là một chủ đề nóng trong khu vực Đông Á và quốc tế, song dường như một vấn đề cốt lõi ở đây là không có một quốc gia nào liên quan đến tranh chấp, kể cả Trung Quốc, có một nhận thức hoàn toàn rõ ràng và chính xác về những gì mà Bắc Kinh đang cố đoạt lấy ở vùng biển này.

Điều này là do có ba trường quan điểm đang “đấu đá” lẫn nhau giữa các học giả và chính trị gia Trung Quốc.

Foreign Policy đã có bài tìm hiểu về những tranh luận trong nội bộ Trung Quốc để giải thích cho việc thiếu vắng các hình thức đàm phán hiệu quả cũng như sự bất tín ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh, các nước Đông Nam Á và Washington.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình cho tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoVương Nghị và các lãnh đạo quân đội như Đô đốc Tôn Kiến Quốc, luôn lặp lại những câu nói quen thuộc rằng các hòn đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, hành động của nước này là các phương thức hợp pháp để bảo vệ chủ quyền riêng, Bắc Kinh không theo đuổi chính sách bành trướng bên ngoài các khu vực lãnh thổ hợp pháp cũng như giới hạn việc lắp đặt các thiết bị quân sự trên các hòn đảo nhân tạo cho mục đích phòng vệ.

Tuy nhiên, một số quốc gia ASEAN lại thấy lời giải thích này không mấy thuyết phục. Họ cảm thấy bị đe dọa từ những hòn đảo mà Bắc Kinh đang xây dựng, vì thế muốn Hoa Kỳ vào cuộc.

Một số quan chức Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tìm cách quân sự hóa khu vực Biển Đông, hay thậm chí là tìm cách giành quyền bá chủ.

Song trên thực tế, vẫn không rõ bản thân Trung Quốc có thực sự biết rằng nước này muốn đạt được mục đích gì ở Biển Đông hay không.

Nói rộng hơn, có tới ba trường suy nghĩ khác nhau giữa các nhà phân tích Trung Quốc về những chính sách tốt nhất đối với khu vực này: hãy tạm gọi 3 nhóm này là người theo thuyết duy thực, người theo chủ nghĩa không khoan nhượng và những người ôn hòa.

Do sự nghiêm trọng của các căng thẳng hiện tại, các nhà phân tích Trung Quốc chịu áp lực buộc phải ngả theo quan điểm của chính phủ và rất ít những chỉ trích mạnh mẽ được “lên sóng”.

Điều này có thể giải thích tại sao thế giới bên ngoài thường không nắm được các cuộc tranh luận đó.

Nhưng sự thật, các cuộc tranh luận trong nước về vấn đề Biển Đông lại rất quan trọng trong việc hiểu được định hướng chính sách của Trung Quốc trong tương lai.

Những người theo chủ nghĩa duy thực ở Trung Quốc tin rằng các cơ sở của chính sách Biển Đông của Bắc Kinh hiện nay là hợp lý, và không cần điều chỉnh.

Họ nhận thức được những cái giá phải trả về mặt danh tiếng và ngoại giao nhưng có xu hướng “xem nhẹ” sự mất mát đó bởi họ coi trọng sức mạnh và năng lực vật chất của Trung Quốc hơn hình ảnh của nước này ở nước ngoài.

Niềm tin của họ được định hình từ quan điểm thực tế về đấu trường chính trị quốc tế, đó là chính sức mạnh vật chất chứ không phải các yếu tố như danh tiếng, hình ảnh hay luật lệ quốc tế, mới là đặc điểm mang tính quyết định.

Vì vậy, họ cho rằng thời gian đang đứng về phía Trung Quốc khi nước này duy trì càng lâu sự trỗi dậy của mình. Loại suy nghĩ chính trị thực tế này đang chiếm ưu thế trong việc đưa ra quyết định về Biển Đông.

Những người duy thực cho rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất của mình ở Biển Đông.

Nhưng họ không chắc phải làm gì với những hòn đảo mới xây.

Liệu Bắc Kinh có nên thúc đẩy một tiến trình lắp đặt trang thiết bị quân sự mới bao gồm đặt các hệ thống vũ khí phòng vệ hay thiết bị phòng vệ khác hay không? Những người duy thực muốn có sức mạnh ở Biển Đông nhưng lại không chắc chắn liệu mạnh bao nhiêu thì đủ.

Trường suy nghĩ thứ hai, những người không khoan nhượng, lại cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi mà nhóm một không thể đưa ra.

Họ không chỉ cho rằng Bắc Kinh nên hiện diện trên 7 hòn đảo mới xây, bao gồm cả Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn, như một lời khẳng định với thế giới bên ngoài, mà còn muốn Trung Quốc mở rộng lãnh thổ và hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông.

Sự “bành trướng” như vậy bao gồm: xây dựng các hòn đảo thành những "căn cứ mini", có đầy đủ các đặc tính như các quốc gia khác đang kiểm soát; hoặc biến tấm bản đồ đường chín đoạn thành đường phân định ranh giới lãnh thổ, theo đó gần như toàn bộ Biển Đông đều là của Trung Quốc.

Những người thuộc nhóm này không có bất kỳ một sự lo lắng nào cho thế giới, họ chỉ muốn tối đa hóa lợi ích của riêng Trung Quốc.

Một điều rõ ràng rằng các báo cáo truyền thông quốc tế về chính sách Biển Đông của Trung Quốc thực tế đều miêu tả quan điểm này.

Tin tốt là, những suy nghĩ của nhóm hai không chiếm đa số trong việc đưa ra quyết định cuối cùng.

Những người cứng rắn trong chính phủ thường là các quan chức bộ tư pháp hoặc quân sự và chính sách mở rộng Biển Đông chắc chắn là để phục vụ cho những lợi ích quan liêu trong nội bộ ban ngành đó.

Những người cực đoan như vậy cũng tồn tại trong tầng lớp dân thường Trung Quốc, với đa số có quan điểm khá hời hợt và không ấn tượng về Tình hình biển đông.

Nhóm người không khoan nhượng thường dân này kêu gọi các hành động quyết liệt hơn, gây gổ hơn nhân danh lòng yêu nước chứ không cân nhắc đến các lợi ích của nước này.

Mặc dù các thành phần nhóm hai không chiếm đa số trong việc quyết định chính sách, song giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể dễ dàng bỏ qua ý kiến của họ nếu không muốn khuấy động một phong trào yêu nước mất kiểm soát.

Nhóm thứ ba, những người ôn hòa, tin rằng đã đến lúc Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách của mình để làm rõ hơn những mục đích của nước này ở Biển Đông.

Nhóm này nhận thấy những tham vọng hiện thời của Bắc Kinh về chủ quyền khiến cả thế giới sợ hãi và không tin tưởng.

Họ chê trách chính phủ vì không cung cấp một bản kế hoạch chiến lược thuyết phục hay thúc đẩy phương thức ngoại giao hiệu quả với thế giới.

Việc không cân nhắc kỹ trước các quyết định chiến lược lớn như xây dựng đảo nhân tạo thực sự đã làm tổn hại cho chính lợi ích của Bắc Kinh.

Bằng việc bỏ qua nỗ lực hợp pháp hóa các hòn đảo của chính phủ Trung Quốc, những người này đứng về phía ngờ vực của quốc tế hơn là thông cảm cho những hành động của Bắc Kinh.

Những người ôn hòa cho rằng Trung Quốc cần phải dần dần làm rõ tấm bản đồ đường chín đoạn.

Duy trì trạng thái mập mờ chỉ càng làm cho tấm bản đồ này trở thành một gánh nặng lịch sử và một vật cản không cần thiết trên con đường đạt tới thỏa thuận ngoại giao.

Theo quan điểm của họ, việc cố biến tấm bản đồ này thành bằng chứng chủ quyền chỉ càng làm cho Bắc Kinh trở thành kẻ thù của các quốc gia Đông Nam Á và cả Mỹ.

Họ cho rằng nếu Bắc Kinh tiếp tục đi con đường này thì sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm tiềm tàng trong việc “mở rộng” chiến lược”.

Vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc, đó là thiếu một chính sách rõ ràng và hiệu quả về vấn đề Biển Đông.

Những người ôn hòa khá khác biệt so với nhóm một và hai. Tuy nhiên, cả ba nhóm đều chia sẻ một quan điểm quan trọng, đó là sự cần thiết phải xây dựng đảo.

Các học giả, quan chức chính phủ cho tới chuyên gia Trung Quốc đều chưa một ai thừa nhận việc xây dựng đảo là một sai lầm.

Họ có thể đưa ra những lý do khác nhau và những đánh giá khác nhau về hậu quả của việc này, song tất cả đều cho rằng đó là việc mà Trung Quốc cần phải làm, dù sớm hay muộn.

Nhiều thành viên cộng đồng quốc tế đã không ít lần lên tiếng chỉ trích việc xây dựng đảo của Trung Quốc. Và nhiều nước đã yêu cầu Bắc Kinh phải làm rõ ý định chiến lược của mình.

Cho đến nay, kể cả các lãnh đạo nước này cũng không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.

Trong số ba nhóm nói trên, chỉ có những người theo chủ nghĩa không khoan nhượng có một câu trả lời nhanh nhưng thiếu ổn định. Phần còn lại vẫn đang tranh cãi xem chiến lược của Bắc Kinh là gì.

Điều này cho thấy, chính sách Biển Đông của Trung Quốc thực tế không phải là một quyết sách cứng rắn, mà nó rất dễ thay đổi.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và ASEAN, cần phải tạo ra các điều kiện thích hợp để định hình chính sách của Trung Quốc theo hướng hợp tác và hòa giải hơn.

Cụ thể, các nước này nên giúp tăng cường tầm quan trọng của giới ôn hòa Trung Quốc, biến nhóm này thành lực lượng chủ chốt trong các cuộc họp bàn chính sách.

Trong ba nhóm, chỉ có những người không khoan nhượng ủng hộ sử dụng quân sự.

Nếu các quan chức Hoa Kỳ coi đó là quan điểm chi phối chính sách quốc gia Trung Quốc thì họ sẽ có thể tạo ra một khoảng cách ngoại giao giữa hai bên.

Về phần mình, Bắc Kinh cần phải làm rõ các mục tiêu chính sách của mình và tái khẳng định với những người hàng xóm, cũng như với Mỹ.

Một cựu chiến binh Trung Quốc từng nói rằng chính sách ngoại giao của nước này vẫn đang trong tuổi “dậy thì”.

Tuy nhiên, một Trung Quốc muốn trở thành nước gánh trọng trách trong khu vực và toàn cầu thì cần phải học cách nhanh chóng trở thành người lớn.

Nguồn : soha.vn
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Nội bộ Trung Quốc chia phe phái về vấn đề Biển Đông Rating: 5 Reviewed By: đức